Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Các trường hợp nhập khẩu thuốc thú y:
*Nhập khẩu thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành
Các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y theo quy định thực hiện việc nhập khẩu như sau:
a) Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y: Cơ sở làm thủ tục nhập tại Hải quan cửa khẩu;
b) Đối với vắc xin, vi sinh vật: Cơ sở làm đơn hàng nhập khẩu theo mẫu gửi về Cục Thú y.
Nhập khẩu thuốc thú y chưa có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
Các trường hợp được phép nhập khẩu:
- Thuốc thú y là hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, không có giá trị thương mại;
- Thuốc thú y để kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;
- Thuốc thú y biệt dược nhập khẩu với số lượng ít, không có giá trị thương mại để chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho động vật quý hiếm, vật nuôi nhập khẩu;
- Nguyên liệu (dược chất, tá dược, dung môi, hóa chất và các phụ liệu khác) để sản xuất các sản phẩm đã có tên trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
 Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y:
- Đơn hàng nhập khẩu theo mẫu (01 bản kèm file mềm);
- Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hóa chất thông dụng); Giấy chứng nhận lưu hành đối với thuốc nhập khẩu;
- Phiếu phân tích chất lượng (CoA) của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y được gửi về Cục Thú y;
Ms. Xuân Hằng_0905707389

Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi:

  • Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật.
     a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy; 
    b) Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định; 
    c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định. 
  • Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
  • Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định; 
  • Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định, trong thời gian 5 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

Ms. Xuân Hằng_0905707389

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quyết định số 71/2005/QĐ-BNN ngày 10/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn v
à cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi;
Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi;
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”;
Thông tư số 32/2006/TT-BNN ngày 08/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”;
Quyết định số 351QĐ/BNN-VP ngày 21/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện thí điểm giải quyết công việc theo mô hình “một cửa” tại các Cục Nông nghiệp (nay là Cục Chăn nuôi), Thú y và Bảo vệ thực vật.
 YÊU CẦU VỀ HỒ SƠ


1. Đơn xin nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là sản phẩm) để phân tích, khảo nghiệm (mẫu đơn số 4);
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
3. Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất có giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc của cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền của nước xuất xứ;
5. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (của nhà đăng ký nhập khẩu - chỉ trình lần đầu).
6. Đề cương khảo nghiệm đối với sản phẩm là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (có mẫu đính kèm);
Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao công chứng kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của nhà đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms. Xuân Hăng_

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Chứng nhận hợp quy vật liêu xây dựng - 0905327679 Ms Thủy


Kính gửi: Quý khách hàng,
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert xin gửi tới Quý Khách hàng lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000
VietCert hiện là đơn vị được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy cho nhóm vật liệu xây dựng sau:
   -  Chứng nhận hợp quy
Clanhke xi măng và xi măng;
   -  Chứng nhận hợp quy phụ gia
Xi măng, Bê tông và vữa;
   -  Chứng nhận hợp quy nhóm VLXD chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp;
   -  Chứng nhận hợp quy nhôm và hợp kim nhôm định hình;
   -  Chứng nhận hợp quy nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC -U)
   -  Chứng nhận hợp quy sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe;
   -  Chứng nhận hợp quy sứ vệ sinh: Xí xổm, xí bệt, chậu rửa;
   -  Chứng nhận hợp quy
cửa sổ và cửa đi;
   -  Chứng nhận hợp quy vật liệu xây: nhóm gạch rỗng đất sét nung và nhóm gạch đặc đất sét nung: Gạch Tuynel,... Nhóm gạch không nung: gạch Block bê tông, gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt;
   -  Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa (cát, đá dăm, sỏi, sỏi dăm, cát nghiền).

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
---------------------------------------------------------------------

 Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Thủy - Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905 327 679




Thủ tục Hải quan nhập khẩu thức ăn gia súc.

Điều kiện và thủ tục nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc của Việt Nam.

 Đối với thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng.
 Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
 - Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
 - Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packinglist), hoá đơn mua bán (Invoice), Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).
2. Đối với thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải có công nhận chất lượng của Cục Chăn nuôi.
 Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng gồm:
 - Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (mẫu đơn theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này);
 - Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
 - Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
 - Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương; trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận trên thì phiếu kết quả kiểm nghiệm phải được cấp từ cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền của nước xuất xứ hoặc được công nhận bởi tổ chức chứng nhận chất lượng;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam của nhà đăng ký nhập khẩu (chỉ nộp lần đầu).
Ms. Xuân Hằng_0905707389

Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y

 

Căn cứ vào Khoản 2, 3, 4 Điều 80 Luật Thú năm 2015 quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc thú y như sau: 
2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Tài liệu kỹ thuật, mẫu nhãn thuốc thú y;
c) Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất; kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y của phòng thử nghiệm được chỉ định tại Việt Nam; kết quả khảo nghiệm về hiệu lực và độ an toàn của thuốc thú y đối với thuốc phải khảo nghiệm;
d) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với thuốc thú y nhập khẩu.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.
Công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
–  Đơn đăng ký;
–  Tài liệu kỹ thuật, mẫu nhãn thuốc thú y;
–  Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất; kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y.
– Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với thuốc thú y nhập khẩu.
Hồ sơ đăng ký nộp tại Cục Thú y. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y cho công ty bạn.
Ma. Xuân Hằng_0905707389

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN,HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI


Ngoài việc giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và tăng chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp đã chứng nhận hợp quy sẽ tạo được niềm tin từ người chăn nuôi và cộng động qua đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ tốt hơn,gia tăng cạnh tranh trên thị trường đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm an toàn.
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,quá trình, môi trường,.. giúp cho doanh nghiệp có căn cứ pháp lý để thực hiện sản xuất kinh doanh. do doanh nghiệp tự thực hiện xây dựng, công bố, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và người tiêu dùng.
Ms. Xuân Hằng_0905707389